Lấy cao răng có tác dụng gì? Bao lâu nên lấy cao răng một lần?

0
1490

Cao răng là thuật ngũ đã không còn quá lạ lẫm đối với mọi người. Hầu như trên các diễn đàn, trang web sức khỏe chủ đề này luôn nằm trên Top tìm kiếm. Trong đó tiêu biểu như Lấy cao răng có tác dụng gì? Bao lâu thì lấy cao răng một lần? Hay lấy cao răng ở đâu uy tín? Giá thành bao nhiêu khi lấy cao răng? Vậy thực hư vấn đề này ra sao bạn hãy cùng tìm hiểu. 

Cao răng là gì? Nguyên nhân hình thành cao răng

Cao răng là tình trạng đã và đang gặp phải ở rất nhiều người. Hầu như bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, người già hay người trẻ đều xuất hiện cao răng. Tuy nhiên lượng cao răng tùy thuộc vào từng người mà sẽ ít hay nhiều. Vậy trên thực tế cao răng là gì? Nguyên nhân do đâu hình thành nên tình trạng này?

Định nghĩa cao răng là gì?

Cao răng là gì? Cao răng còn được biết đến là vôi răng. Đây thực chất là những mảng bám màu vàng hoặc màu nâu, màu đen bám chặt trên răng. Chúng thường xuất hiện ở chân răng, kẽ răng, dưới nướu, mặt trong của răng,…

Cao răng là những mảng bám vàng trong răng
Cao răng là những mảng bám vàng trong răng

Đặc biệt các mảng bám cao răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong thời kỳ đầu cao răng sẽ t mềm và thô ráp bám nhẹ trên răng có thể lấy ra dễ dàng. Tuy nhiên sau một thời gian dài mảng bám này sẽ bám chắc vào răng rồi chuyển thành màu đen, nâu. Lúc này chúng sẽ rất cứng và rất khó để vệ sinh mảng bám bằng bàn chải đánh răng. 

Thông thường cao răng được chia làm 2 loại chính. Đầu tiên là dạng cao răng thường. Tiếp đến là dạng cao răng huyết thanh. Cao răng thường chỉ là cao răng có độ mềm vừa phải với màu vàng nhạt. Còn cao răng huyết thanh là dạng cao răng máu do cao răng thường hình thành. Sự biến đổi này chủ yếu như sau:

  • Giai đoạn đầu tiên các mảng bám hình thành khá mỏng ở dạng nhầy và mềm có màu vàng.
  • Sau một thời gian các mảng bám tích tụ ngày càng nhiều và chuyển thành cao răng có màu vàng đậm.
  • Cao răng giai đoạn 2 có độ mỏng từ 1 đến 2mm. Lúc này miệng sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng.
  • Giai đoạn cuối cùng cao răng dày lên 2cm và có màu nâu hoặc đen. Biểu hiện lúc này là niếu sưng lên rồi chuyển sang màu đỏ và rỉ máu.

Nguyên nhân hình thành cao răng

Cao răng hình thành do cách đánh răng không đúng chuẩn
Cao răng hình thành do cách đánh răng không đúng chuẩn

Cao răng hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân ấy không chỉ xuất hiện do những ảnh hưởng từ bên trong mà còn cả bên ngoài. Đặc biệt phần lớn là do những thói quen xấu của mọi người đối với răng miệng. Trong đó tiêu biểu nhất chính là những nguyên nhân sau:

  • Cao răng hình thành khoảng 15 phút sau khi ăn cơm với một lượng cao mỏng quanh răng. 
  • Cao răng xuất hiện do không được vệ sinh răng miệng thường xuyên
  • Vệ sinh răng miệng không đúng quy trình, không chải răng sau khi đi ngủ.
  • Không thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng định kỳ.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày khập khiễng với lượng thức ăn nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo,…
  • Do hút quá nhiều thuốc lá trong ngày/tháng/năm.
  • Do thực phẩm cung cấp không chứa thành phần flo – thành phần giảm phát sinh mảng bám như ổi, táo,… 

Công dụng của việc lấy cao răng ít người biết đến

Lấy cao răng có tác dụng gì? Có thể khẳng định rằng có rất nhiều tác dụng hoàn hảo khi lấy cao răng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ được chính xác tác dụng của việc lấy cao răng. Do đó dưới đây sẽ là một số tác dụng tiêu biểu bạn có thể tham khảo cho mình.

Mang đến nụ cười trắng đẹp 

Cao răng là các mảng bám màu vàng xuất hiện ở răng. Vì vậy việc lấy cao răng thường xuyên có tác dụng tạo tính thẩm mỹ giúp cho nụ cười thêm đẹp. Bởi vì khi loại bỏ được các mảng bám, răng sẽ trở về nguyên dạng ban đầu. Lúc này hàm răng sẽ gia tăng độ trắng sáng, sắc sảo và đẹp tự nhiên.

Lấy cao răng giúp mang đến nụ cười đẹp
Lấy cao răng giúp mang đến nụ cười đẹp

Hơn hết việc lấy lại vẻ ngoài cho hàm răng còn là điều kiện cải thiện sự tự tin rất lớn. Bây giờ mọi người không cần phải lo lắng đến hàm răng vàng xấu xí. Thay vào đó mọi người có thể thoải mái giao tiếp và tự tin khoe cá tính. 

Bảo vệ chân răng khỏe mạnh

Cao răng là sản phẩm của muối vô cơ, canxi Cacbonat và Photphat cùng vụn thức ăn. Nếu để lâu ngày cao răng sẽ xuất hiện hàng tỷ vi khuẩn tác động vào nướu và chân răng. Thời gian càng lâu bề mặt răng bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện  hiện tượng xương ổ răng. Lúc này răng sẽ bị tụt nướu và dễ bị lung lay.

Tuy nhiên khi lấy cao răng hiện tượng này sẽ không còn xảy ra nữa. Bởi vì cao răng được lấy sạch sẽ giúp loại bỏ được những độc tố xung quanh răng. Các vấn đề như chảy máu chân răng, viêm nhiễm cũng được cải thiện. Đồng thời hạn chế tối đa môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

Đặc biệt cao răng khi được triệt tiêu sẽ tạo điều kiện tốt cho nước bám trụ. Lúc này chân răng được bảo vệ và giữ vững được độ cứng hoàn thiện. Nhờ vậy mà chân răng mới khỏe mạnh và tránh những tác động xấu từ vi khuẩn.  

Hạn chế tình trạng hôi miệng

Một tác dụng không thể không nhắc đến của việc lấy cao răng thường xuyên là hạn chế tình trạng hôi miệng. Bởi vì hôi miệng một phần là do sự tấn công của vi khuẩn gây nên. Mà vi khuẩn hình thành là do sự lắng đọng của các chất cặn bã tạo thành cao răng. Nếu số lượng cao răng nhiều và dày hơn tình trạng hôi miệng sẽ rất nặng nề. 

Lấy cao răng giúp cải thiện tình trạng hôi miệng
Lấy cao răng giúp cải thiện tình trạng hôi miệng

Theo như thống kê có đến hơn 600 loài vi khuẩn ẩn chứa trong khoang miệng. Hàng chục loài trong đó có thể tạo ra mùi hôi khủng khiếp trong môi trường dễ sinh trưởng. Hơn hết một khi kết hợp với sự phân hủy của Protein, các chất thừa nằm trong kẽ răng, vùng dưới lợi càng ghê gớm hơn. Do đó khi lấy cao răng các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và hạn chế sự phát triển liên tục.

Ngăn ngừa những bệnh lý về răng miệng

Cao răng được xem là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh lý về răng miệng. Trong đó chẳng hạn như viêm nướu, viêm niêm mạc miệng, viêm nha chu,….Đặc biệt nếu để cao răng trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng cho mọi người. Bao gồm như bị gãy răng, xương hàm bị tiêu dần,…

Do vậy để hạn chế tối đa sự phát sinh bệnh liên quan về răng miệng việc lấy cao răng là điều cốt yếu. Một khi cao răng biến mất tình trạng tê cứng, đau nhức răng sẽ được cải thiện. Hệ thống răng bây giờ được vệ sinh sạch sẽ từ kẽ răng đến các mặt trong ngoài. Nhờ vậy mà răng miệng được bảo vệ sức khỏe tối đa hạn chế bệnh phát triển.

Một số tác dụng khác

Ngoài những tác dụng chính ở trên, việc lấy cao răng thường xuyên còn mang trên nhiều công dụng khác. Trong đó tiêu biểu là những tác dụng đặc biệt sau đây: 

  • Việc lấy cao răng thường xuyên là biện pháp hoàn hảo giúp ngăn chặn viêm tủy răng. 
  •  Hạn chế tối đa tình trạng nhiệt miệng và các bệnh loét áp tơ.
  • Đánh bay tình trạng chảy máu chân răng, tê buốt khi ăn uống.
  • Lấy cao răng còn giúp phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến răng miệng.
Lấy cao răng giúp răng thêm chắc khỏe
Lấy cao răng giúp răng thêm chắc khỏe

Như vậy lấy cao răng giúp mang đến nhiều lợi ích cho các bạn. Đây không chỉ là việc làm giúp răng miệng sạch sẽ mà nó còn giúp răng nướu chắc khỏe hơn.

Bao lâu nên lấy cao răng một lần?

Lấy cao răng quả thực là biện pháp tốt nhất để loại bỏ những mảng bám cứng đầu trên răng. Đồng thời là bước đệm hạn chế tối đa những tác hại ảnh hưởng đến răng miệng. Tuy nhiên bao lâu nên lấy cao răng một lần để đảm bảo hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là lời giải đáp giúp bạn. 

Thời gian lấy cao răng hợp lý

Nhìn chung việc lấy cao răng bao lâu đối với mỗi người sẽ có chút khác nhau. Bởi vì phụ thuộc vào tình trạng của mảng bám trên răng cũng như cơ địa của mỗi người sẽ khác. Có những người thường xuyên vệ sinh răng miệng tốt thì mảng bám sẽ đóng ít  và thời gian lấy cao răng lâu. Còn riêng đối với những ai chăm sóc răng miệng không đúng thì mảng bám nhiều và thời gian lấy cao răng nhanh. 

Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng
Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng

Tuy nhiên theo các chuyên viên bác sĩ thì thời gian tốt nhất để lấy cao răng là từ 6 tháng.  Đây là thời gian lý tưởng để loại bỏ các mảng bám trên răng một cách dễ dàng. Đồng thời chúng có thể ngăn chặn được những tác động ảnh hưởng đến chân răng và sức khỏe.  

Một số trường hợp đặc biệt khác là do thói quen ăn uống  làm cao răng hình thành nhiều và lúc này thời gian lấy cao răng sẽ khác. Nếu bạn thuộc vào đối tượng này thì thời gian lấy cao răng từ 3 tháng đến 4 tháng/lần. Còn riêng nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt thì thời gian sẽ hơn. Theo như dự kiến nếu răng miệng khỏe mạnh thì thời gian lý tưởng nhất là khoảng 1 năm/lần. 

Mặt khác ở thời kỳ đầu của cao răng, bạn có thể tự cải thiện tại nhà. Bởi vì lúc này các mảng bám vẫn còn mềm chưa bám chắc vào răng. Tuy nhiên khi cao răng bắt đầu bám chắc vào răng với mảng bám lớn thì nên lấy cao răng. Như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. 

Lấy cao răng thường xuyên có tốt hay không?

Không thể phủ nhận những tác dụng hoàn hảo của việc lấy cao răng. Vậy có cần lấy cao răng thường xuyên hay không? Có thể khẳng định rằng đây là điều bạn nên cân nhắc cẩn thận cho mình. Tuyệt đối bạn không nên quá lạm dụng dịch vụ này trong thời gian ngắn. 

Bởi vì cứ sau mỗi tháng bạn lấy cao răng, răng của bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi. Nếu lúc này bạn lấy cao răng sẽ làm cho răng sẽ vượt quá sức chịu đựng của mình. Lúc này răng rất dễ bị tác động và rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của chân răng.

Hơn hết lấy cao răng thường xuyên thường không có nhiều mảng bám trên răng. Lúc này thay vì lấy cao răng thì các dụng cụ hỗ trợ có thể tác động trực tiếp đến răng. Đặc biệt nếu không được thực hiện cẩn thận thì việc hệ thống răng bị tổn thương là điều hiển nhiên. Do đó lấy cao răng nhiều lần là một trong những điều không nên. 

Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đến phòng khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe của răng. Việc thăm khám bác sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn xác định tình trạng cao răng nhiều hay ít. Từ đó có thể bác sĩ có thể đưa ra thời gian chính xác để bạn tiến hành đến lấy cao răng định kỳ. Đồng thời có thể tìm kiếm các biện pháp phù hợp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nhờ vậy mà có thể hạn chế tối đa sự phát sinh của các mảng bám sau khi điều trị và lấy cao răng. 

Quy trình lấy cao răng đúng chuẩn như thế nào?

Quy trình lấy cao răng
Quy trình lấy cao răng

Hiện nay dịch vụ lấy cao răng vô cùng phổ biến và phát triển ở bất kỳ thành phố nào. Dù là thủ đô Hà Nội hay các tỉnh thành nhỏ lẻ trong nước cũng đều hình thành nên các phòng khám nha khoa. Cũng chính điều này mà quy trình lấy cao răng của mỗi địa chỉ lại khác nhau. Tuy nhiên để bạn dễ hiểu hơn, dưới đây là quy trình cơ bản mà bất kỳ địa chỉ nào cũng thực hiện. 

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Một khi tìm đến bất kỳ phòng khám nha khoa nào, bạn cũng được tư vấn và thăm khám. Đây là bước căn bản mà bất kỳ địa chỉ lấy cao răng nào cũng có. Bởi vì thăm khám và tư vấn sẽ giúp hỗ trợ tối đa sự an toàn khi thực hiện lấy cao răng. Cụ thể bác sĩ sẽ làm như sau:

  • Kiểm tra mức độ mảng bám nhiều hay ít và đã đạt đến mức độ nào.
  • Xác định tình trạng răng miệng của bạn xem có xuất hiện các bệnh lý nào hay không. 
  • Đặc biệt việc thăm khám còn là điều kiện để xác định sức khỏe của bạn ra sao? 
  • Giúp kiểm tra xem bất kỳ thành phần thuốc nào của thuốc làm bạn dễ bị dị ứng hay không? 
  • Cuối cùng bác sĩ sẽ đưa ra các liệu trình xử lý phù hợp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Tư vấn trước khi lấy cao răng
Tư vấn trước khi lấy cao răng

Một khi đã chẩn đoán xong tình trạng cao răng và sức khỏe, bạn sẽ được đưa vào phòng khám làm vệ sinh răng miệng. Bước này giúp làm sạch sẽ vùng khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp cho việc thực hiện lấy cao răng được hiệu quả hơn.

  • Vệ sinh răng miệng bằng các sản phẩm chuyên dụng từ phòng khám cung cấp.
  • Trang bị thêm đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn khi thực hiện như mũ đội, khăn choàng cổ.

Bước 3: Thực hiện lấy cao răng

Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ cao răng bằng hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến. Những trang thiết bị này tác động vào quanh răng, kẽ răng và dưới nướu để làm sạch mảng bám. Một khi các mảng bám và cao răng được tác động chúng sẽ bị tác khỏi bề mặt răng mà không làm tổn thương mô bên trong.

Bước 4: Đánh bóng răng

Sau khi cao răng được làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành thoa thuốc đánh bóng răng. Lúc này bác sĩ sẽ đánh bóng bằng chổi để giúp răng trắng mịn và lấy lại vẻ đẹp tự nhiên. Đồng thời việc đánh bóng có thể hạn chế sự lắng đọng của mảng bám và cao răng sau thời gian thực hiện.

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng

Súc miệng với nước muối loãng
Súc miệng với nước muối loãng

Răng miệng một khi đã được hoàn thành, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra kỹ lại lần nữa. Tiếp đó bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn, tư vấn chăm sóc răng miệng để gia tăng hiệu quả hậu khi lấy cao răng. Trong đó chẳng hạn như:

  • Nên đánh răng sau khi ăn 30 phút phút để hạn chế thức ăn bám vào răng.
  • Mỗi ngày bạn cần đánh răng tối thiểu 2 lần với các bước thực hiện đúng cách
  • Nên hạn chế tình trạng đánh răng với lực mạnh vì chúng có thể ảnh hưởng đến men răng. 
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các sản phẩm chuyên dụng giúp tiêu diệt nguồn vi khuẩn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống với nguồn thực phẩm giàu chất xơ với độ giòn cao.
  • Hạn chế ăn uống quá nhiều đồ ngọt và thực phẩm mềm do rất khó vệ sinh răng miệng.
  • Tuyệt đối không nên hút thuốc lá vì chúng dễ bám vào răng
  • Không nên sử dụng cà phê, nước chè, rượu vang đỏ,…trong thời gian đầu. 
  • Các loại đồ ăn nóng hoặc lạnh nên hạn chế vì chúng dễ tổn thương men răng.
  • Hạn chế để son môi và các chất tạo màu bám dính vào răng.
  • Thăm khám đúng thời hạn sau khi lấy cao răng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của răng.

Một số câu hỏi liên quan khác

Vậy lấy cao răng có tác dụng gì? Bao lâu thì lấy cao răng một lần? Hay quy trình lấy cao răng ra sao? Giờ đây có lẽ bạn đã nắm rõ cho mình. Tuy nhiên bên cạnh có, bạn cũng nên ghi nhớ thêm một số kiến thức tổng quan khác. Những kiến thức này chủ yếu được giải mã qua các câu hỏi liên quan khác sau đây:

Có nên lấy cao răng hay không?

Cao răng có nên lấy hay không? Dựa vào những tác dụng phân tích ở trên thì việc lấy cao răng là điều nên làm. Một khi thấy răng miệng của mình bắt đầu xuất hiện cao răng, tốt nhất bạn nên đi khám và lấy cao. 

Lấy cao răng định kỳ là điều vô cùng cần thiết
Lấy cao răng định kỳ là điều vô cùng cần thiết

Tuyệt đối bạn không nên để lâu vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Cao răng có thể làm xuất hiện các như  viêm lợi, viêm chân răng, viêm tủy ngược dòng, viêm niêm mạc miệng,…Hơn hết chúng cũng là nguyên nhân chính tác động đến vùng tai mũi họng hoặc là tim mạch. 

Lấy cao răng có nguy hiểm không?

Lấy cao răng có nguy hiểm không? Nhìn chung vấn đề này đều tùy thuộc vào bạn là phần nhiều. Bởi vì nếu bạn lựa chọn được địa chỉ lấy cao răng uy tín với chất lượng máy móc hiện đại thì rất an toàn. Bạn có thể loại bỏ mảng bám cao răng mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Lấy cao răng có cảm giác tê nhẹ
Lấy cao răng có cảm giác tê nhẹ

Tuy nhiên nếu bạn tìm kiếm địa chỉ lấy cao răng kém uy tín thì có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Nhất là khi tay nghề của bác sĩ không đảm bảo, trình độ chuyên môn không sâu. Hoặc là các kỹ thuật và dụng cụ lấy cao răng không đúng chuẩn. Vì vậy nhằm đảm bảo an toàn bạn cần tìm kiếm kỹ phòng khám uy tín để thực hiện. 

Lấy cao răng có đau không?

Cao răng khi lấy có đau đớn hay không? Trên thực tế lấy cao răng hoàn toàn không gây ra đau đớn gì. Bởi lẽ các trang thiết bị hỗ trợ chủ yếu tác động bên ngoài mảng bám. Các chuyên viên thực hiện không tác động trực tiếp lên răng, nướu nên không  đau. 

Tuy nhiên trong những lần đầu tiên thực hiện bạn có thể cảm nhận được cảm giác tê tê. Nhiều khi bạn cũng có thể cảm thấy chút đau nhức nhẹ nhưng mức độ không quá lớn. Đặc biệt nếu tay nghề của bác sĩ thực hiện càng cao thì tính đau đớn còn có thể giảm thiểu. 

Phụ nữ mang thai có lấy cao răng được không? 

Phụ nữ mang thai là lúc nhạy cảm nhất của cơ thể. Lúc này nội tiết tố trong cơ thể bắt đầu tăng mạnh và có dấu hiệu tác động đến răng và nướu. Sau một khoảng thời gian nướu sẽ bị sưng lên và tạo điều kiện chọn hệ thống vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Vi khuẩn tích tụ càng nhiều sẽ càng vùng nướu bị nhiễm khuẩn và hình thành các bệnh về răng miệng. 

Đặc biệt trong trường hợp nếu cao răng nhiều chúng còn ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Theo như nghiên cứu cho thấy cao răng có thể dẫn đến tình trạng  sinh con non hoặc sinh con thiếu cân.

Vậy chị em đang mang thai có nên lấy cao răng hay không? Theo ý kiến từ chuyên môn thì khi mang thai các mẹ bầu nên hạn chế lấy cao răng. Tuy nhiên trên thực tế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì có thể chia ra từng thời điểm để lấy cao răng. Cụ thể như sau:

  • Trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên hạn chế lấy cao răng vì đây là thời điểm nhạy cảm dễ ảnh hưởng thai nhi.
  • Trong 4 tháng tiếp theo mẹ bầu có thể thăm khám bác sĩ để xem xét có nên lấy cao răng hay không.
  • Từ thời điểm 7 tháng trở lên sức khỏe thai đã ổn định mẹ bầu có thể lấy cao răng. 

Lấy cao răng giá bao nhiêu?

Hiện nay để xác định giá lấy cao răng bao nhiêu khá khó khăn. Hầu như không có một bảng giá nào chính xác để các bạn tham khảo. Bởi vì giá thành lấy cao răng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động. Trong đó tiêu biểu nhất chính là những yếu tố sau:

  • Công nghệ và kỹ thuật thực hiện lấy cao răng
  • Trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thực hiện
  • Tình trạng cao răng đạt mức độ 1 hay 2 hoặc 3, nhiều hay ít.
  • Địa chỉ lấy cao răng mà bạn lựa chọn.
  • Thời điểm lấy cao răng vào dịp nào? Khuyến mãi hay không?
Lấy cao răng với giá thành ổn định
Lấy cao răng với giá thành ổn định

Tuy nhiên bạn hoàn toàn yên tâm về giá thành lấy cao răng. Mức giá dự kiến hầu như không quá cao so với tài chính của bạn. Thông thường giá thành giao động từ  50.000 đồng đến 100.000 đồng. Trong trường hợp xuất hiện thêm triệu chứng khác thì giá thành có phần cao hơn đôi chút. Dự kiến mức giá thống kê cho thấy giao động khoảng chừng 200.000 đồng đến 500.000 đồng. 

Nên lấy cao răng ở đâu đảm bảo an toàn và chất lượng? 

Cao răng có thể khiến bạn trở nên kém xinh và lịch sử trong giao tiếp với mọi người. Không những vậy cao răng còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bạn. Vì thế theo thời gian khuyến cáo của bác sĩ bạn nên lấy cao răng. 

Rất đơn giản bạn có thể tìm đến bệnh viện để lấy cao răng. Tại đó các bác sĩ sẽ giúp bạn khám sức khỏe răng miệng. Rồi sau đó tiến hành quy trình lấy cao răng an toàn, sạch đẹp. 

Ngoài ra để tiết kiệm thời gian chờ đợi vì số lượng bệnh nhân quá tải ở bệnh viện bạn có thể chọn phòng khám tư. Bạn chỉ cần tìm kiếm một chút là sẽ có khá nhiều địa chỉ phòng khám để lựa chọn. Tuy nhiên bạn nhớ cẩn thận trong việc đánh giá uy tín của phòng khám nha khoa. Bạn nhớ hãy xem xét chi tiết các thông tin sau về phòng khám:

  • Địa chỉ phòng khám ở đâu? Liệu có thực sự tồn tại không? 
  • Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám 
  • Máy móc, thiết bị y tế tại phòng khám 
  • Tính chuyên nghiệp của phòng khám,…

Trên đây chính là những thông tin tổng hợp khi thực hiện lấy cao răng. Mong rằng bạn sẽ ghi nhớ cho mình được nhiều thông tin bổ ích cho mình. Đồng thời có thể đúc rút được nhiều kinh nghiệm bổ ích hơn khi thực hiện lấy cao răng. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề gì có thể truy cập website: https://www.nucuoi.vn/ để được giải đáp. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây