Chỉ nha khoa là gì? Công dụng và cách dùng chỉ nha khoa

0
1688

Chỉ nha khoa trên thế giới được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên đối với người Việt thì loại chỉ này không được ứng dụng rộng rãi. Bởi từ trước đến nay tất cả mọi người đều có thói quen dùng tăm. Thói quen này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành nếp sống của mỗi gia đình. Nhưng thực tế, khi nhận biết được tác dụng của chỉ tơ nha khoa, mọi người lại có xu hướng lựa chọn chúng nhiều hơn.

1. Chỉ nha khoa là gì?

Chỉ nha khoa là gì?
Chỉ nha khoa là gì?

Chỉ nha khoa là tên gọi ngắn gọn của chỉ tơ nha khoa. Loại chỉ này được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng bởi các loại ích mà chúng mang lại.

1.1. Khái niệm

Chỉ tơ nha khoa được coi là vật dụng nha khoa vô cùng hữu ích. Chúng được thiết kế khá mỏng với độ đàn hồi chắc chắn. Chỉ sử dụng nhằm loại bỏ lượng thức ăn thừa còn bám trong kẽ răng. 

Hầu hết tất cả chỉ được tẩm chất kháng vi sinh. Chúng có khả năng kìm hãm sự lên men và ngăn ngừa sự gia tăng của vi khuẩn trong khoang miệng. 

1.2. Chất liệu

Để đáp ứng đa dạng nhu cầu, trên thị trường gồm rất nhiều loại chỉ tơ nha khoa. Hiện nay, hầu hết chỉ được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường. Chúng có rất dễ bị phân hủy, hạn chế tối đa tơ xước, mượt và rất dai. Điển hình như:

Thông thường, dòng chỉ tơ được làm từ: 

  • Hợp chất nylon
  • Hợp chất Teflon
  • Tơ tằm
  • Nguyên liệu thô phủ bao quanh bề mặt của chỉ: sáp, tẩm vi sinh,…

1.3. Lịch sử ra đời

Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta sẽ rất tò mò về sự ra đời của chỉ tơ nha khoa. Đó là câu chuyện khởi đầu của năm 1851 của một nha sĩ có tên Levi Spear Parmly công tác trong ngành nha sĩ tại New Orleans. Ông mong muốn làm sạch răng mà không cần sử dụng bàn chải. Vì vậy, ông đã nghĩ ra cách dùng sáp bôi lên sợi tơ rồi cho chúng chạy quanh những kẽ răng. Một điều bất ngờ, toàn bộ mảng bám trên răng đều được loại bỏ tối đa. Đây là khởi nguồn cho sự ra đời của chỉ nha khoa.

Chỉ tơ nha khoa được khởi đầu từ năm 1851 bởi nha sĩ Levi Spear Parmly
Chỉ tơ nha khoa được khởi đầu từ năm 1851 bởi nha sĩ Levi Spear Parmly

Năm 1882, chỉ được thương mại hóa bởi công ty Codman & Shurtleff với loại chỉ bằng chất liệu lụa không sáp. Đến năm 1898, bằng sáng chế loại chỉ này dành cho Johnson & Johnson được cấp. Chúng được các bác sĩ tận dụng để khâu vá các vết thương sau phẫu thuật. Tiếp đến là sự ra đời của một loạt nhãn hiệu tiên phong trên thị trường về loại chỉ này như: Red Cross, Salter Sill Co. và Brunswick.

Trước chiến tranh thứ 2, sự ứng dụng chỉ lụa nha khoa trong cuộc sống được coi là hiếm. Thời điểm chiến tranh bùng nổ, giá lụa có sự gia tăng. Từ đó, mọi người đã nghiên cứu sáng chế ra nhiều chất liệu để thay thế. Điển hình là loại chỉ bằng nylon do Charles C. Bass phát minh. Ngày nay, chỉ tơ nha khoa đã được cải thiện về chất liệu đa dạng. Chúng khá thân thuộc với môi trường và có nhiều ưu điểm nổi trội.

1.4. Ưu và nhược điểm của chỉ nha khoa

Chỉ tơ nha khoa dạng chỉ dài, dai và chắc chắn
Chỉ tơ nha khoa dạng chỉ dài, dai và chắc chắn

Trước khi đi tìm hiểu từng dòng chỉ tơ nha khoa, bạn cần hiểu về ưu và nhược điểm của chúng.

Ưu điểm 

  • Đây là cách làm hiệu quả nhất để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng, rãnh lợi.
  • Chi phí rẻ, có nhiều loại phù hợp cho nhiều lứa tuổi và từng cá nhân cụ thể.
  • Tiện dụng, có thể sử dụng nhanh chóng và dễ dàng ở bất kỳ đâu.

Nhược điểm

  • Khó chạm tới một số khu vực trong miệng đặc biệt là răng hàm
  • Có thể làm chảy máu lợi, nếu không sử dụng thường xuyên. Có thể làm tổn thương lợi do không kiểm soát được lực tay khi vệ sinh mảng bám.
  • Đối với một số người, dùng chỉ nha khoa là cả một quy trình phức tạp và rườm rà.

2. Phân loại chỉ nha khoa

Tùy theo từng tiêu chí mà chỉ tơ nha khoa được phân thành nhiều loại khác nhau. Ngay trong phần này, bạn sẽ được tìm hiểu các loại chỉ được ứng dụng phổ biến trên thị trường.

2.1. Phân loại theo dạng chỉ

Trên thị trường, chúng ta thường thấy hai loại chỉ tơ nha khoa phổ biến:

  • Chỉ dạng sợi dài được thiết kế dạng cuộn trong một cái hộp nhỏ gọn.
  • Chỉ dạng tăm: Sợi chỉ tương đối ngắn. Chúng được định vị sẵn trên cung nhỏ. 

Bạn có thể mua các loại chỉ này một cách đơn giản tại các cửa hàng thuốc hoặc là siêu thị,… Chúng được sản xuất bởi nhiều thương hiệu khác nhau như: Oral-b, Glide, Kobee,…

2.2. Phân loại theo kết cấu sợi

Thông thường, chúng ta sẽ gặp các loại chỉ gồm hai loại chủ yếu dưới đây:

Chỉ nha khoa đa sợi

Để làm ra sợi chỉ này nhà sản xuất sử dụng sợi nylon. Chúng có thể được bao phủ sáp hoặc không. Hầu hết loại chỉ này đều có mùi thơm dịu nhẹ. Chính sự kết cấu sợi nylon gộp nên dẫn đến sợi chỉ có nhược điểm: 

  • Dễ tưa khi dùng
  • Dễ rách khi sử dụng

Chỉ nha khoa đơn sợi (PTFE)

So với chỉ đa sợi thì chỉ đơn sợi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Chính thiết kế đơn sợi giúp chúng sở hữu đường kính nhỏ, trơn. Bởi vậy, chúng có thể đi đến các kẽ răng một cách nhanh chóng và đơn giản. Cho dù kẽ răng có hẹp đến đâu cũng không khiển chỉ bị tưa hay rách.

2.3. Các sản phẩm chỉ tơ nha khoa 

Nếu ai đã từng sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ đều từ bỏ thói quen dùng tăm. Chúng giúp răng loại bỏ được hoàn toàn thức ăn và các mảng bám dai dẳng. Tùy vào nhu cầu và sở thích mà bạn có thể chọn các dòng sản phẩm chỉ tơ nha khoa dưới đây:

Chỉ tơ nha khoa có sáp (Waxed Floss)

Một dòng sản phẩm chỉ tơ nha khoa có sáp
Một dòng sản phẩm chỉ tơ nha khoa có sáp

Dòng chỉ này được cấu tạo bởi 35 sợi tơ nylon. Chúng xoắn lại để tạo ra một sợi khá mỏng và dài. Hầu hết chỉ Waxed Floss đều dai và chắc chắn. Bao quanh chỉ là lớp sáp phủ để giúp chúng dễ dàng len lỏi qua kẽ răng sít và hẹp. Thông thường với những người lần đầu dùng chỉ tơ nha khoa thì nên lựa chọn Waxed Floss.

Chỉ tơ nha khoa không phủ sáp (Unwaxed Floss)

Loại chỉ này có thiết kế tương tự với Waxed Floss từ sợi nylon. Tuy nhiên bao quanh chúng không được phủ sáp. Sợi chỉ không bóng mượt và khá thô nhám. Đối với một số người họ cảm thấy dễ chịu khi dùng chỉ không phủ sáp. Bởi chúng mang đến cảm giác cầm nắm dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giá dòng chỉ này tương đối rẻ. Tuy nhiên chúng lại dễ bị sờn, rách khi sử dụng.

Băng nha khoa (Dental Tape)

Băng nha khoa có cấu tạo duy nhất 1 sợi đơn. Sợi được thiết kế rộng, phẳng và tương đối mịn. Băng nha khoa được chia làm hai loại:

  • Băng nha khoa phủ sáp
  • Băng nha khoa không phủ sáp

Hầu hết người dùng đều yêu thích sử dụng băng nha khoa bởi khả năng trượt và di chuyển giữa các kẽ răng. Đối với người răng thưa, kẽ răng lớn thì băng nha khoa là lựa chọn hoàn hảo. Loại này chủ yếu được dùng cho trẻ nhỏ. Chúng khá bền, không bị sờn, rách khi dùng.

Chỉ PTFE (Polytetrafluorethylene)

Chỉ PTFE được xếp vào dòng chỉ sợi đơn. Chúng được sản xuất từ Polytetrafluorethylene. Dòng chỉ này có khả năng thấm nước vô cùng cao. Sợi mềm, mịn, dai. Chúng có rất nhiều ưu điểm vượt trội về độ bền, dai, không sờn và rách khi dùng. Hơn nữa, khả năng trượt và luồn qua những kẽ răng nhanh và đơn giản.

Chỉ nha khoa siêu mềm 

Loại chỉ siêu mềm này là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang niềng răng hoặc răng cấy ghép implants. Bạn có thể mang chúng theo khi đi du lịch một cách tiện lợi. Dòng chỉ này gồm có hai dòng sản phẩm dưới đây: 

Chỉ Super Floss: Đây là dòng chỉ mà nhà sản xuất đã phân thành từng đoạn sẵn để tiện sử dụng. Trong khi đó, mỗi đoạn lại gồm có 3 phần rõ ràng: 

  • Phần đầu sợi được thiết kế cứng nhất. Nhờ vậy, sợi chỉ có thể luồn qua kẽ răng nhanh chóng.
  • Phần tiếp theo là chỉ tơ xốp: Chúng có vai trò lấy mảng bám và các thức ăn dư thừa ở trên răng.
  • Phần cuối cùng là chỉ tơ thường: Phần này giúp răng được làm sạch một cách tối đa.

Chỉ Floss Threader: Dòng chỉ này được thiết kế với đoạn đầu chỉ dài tầm 5cm. Đoạn này khá cứng để giúp chỉ luồn qua kẽ răng. Chỉ còn có phần chỉ mềm xốp được sử dụng với răng niềng.

2.5. Tăm chỉ nha khoa (Floss Pick)

Tăm nha khoa là một dạng chỉ tơ nha khoa được nhiều người ưa chuộng
Tăm nha khoa là một dạng chỉ tơ nha khoa được nhiều người ưa chuộng

Floss Pick được cấu tạo bởi sợi chỉ ngắn được gắn cố định trên cung nhỏ. Cung này có thiết kế đầu dài dùng để cầm. Hoặc tăm nha khoa còn được sản xuất bởi sự gắn kết giữa chỉ tơ nha khoa với tăm xỉa răng. Bởi vậy, dòng chỉ này gồm hai đầu khác nhau:

  • Một đầu có vai trò như chỉ tơ nha khoa
  • Một đầu có vai trò như tăm để xỉa răng được làm từ nhựa mềm. Chúng an toàn và không gây tổn thương nướu. 

Từ đó mọi mảng bám trên răng cùng với các vị khuẩn đều được loại bỏ hoàn toàn. Răng của bạn được giữ gìn và luôn khỏe mạnh.

Tăm nha khoa có cấu tạo khá nhỏ gọn. Chúng thường được thiết kế kiểu chữ Y và chữ F. Với hình dáng này, tăm nha khoa dễ dàng vệ sinh răng miệng ở mọi góc cạnh. Hơn nữa, bạn có thể mang chúng khi đi du lịch để sử dụng.

Tùy vào nhu cầu mà bạn lựa chọn một trong số các dòng chỉ tơ nha khoa như trên. Để tăng hiệu quả, chỉ tơ nha khoa còn được bổ sung các chất kháng khuẩn, hạn chế sự lên men,… Ngoài ra, các loại chỉ hiện nay được bổ sung hương thơm:

  • Hương cam
  • Hương bạc hà
  • Hương dâu tây,…

3. Công dụng của chỉ nha khoa

Sự hiện diện của chỉ tơ nha khoa đã làm lu mờ đi vai trò của bàn chải đánh răng. So với bàn chải, chúng tiện lợi hơn rất nhiều. Hơn nữa, loại chỉ này lại có vô số công dụng mang đến nhiều lợi ích cho người dùng.

3.1. Ngăn ngừa hôi miệng

Chỉ tơ nha khoa giúp loại bỏ tình trạng bị hôi miệng
Chỉ tơ nha khoa giúp loại bỏ tình trạng bị hôi miệng

Nguyên nhân chủ yếu của chứng hôi miệng đều là do các mảng bám và thức ăn dư thừa trên răng gây lên. Chính sự tồn tại của mảng bám lâu ngày này dẫn tới sự xâm nhập và phát triển của vô số vi khuẩn. Nếu mảng bám tồn tại lâu dài sẽ khiến răng và nướu bị tổn thương. Hơn nữa, hơi thở bốc mùi khiến bạn tự ti trong giao tiếp. Nhờ có chỉ tơ nha khoa mà mọi mảng bám trên răng đều được loại bỏ hoàn toàn.

3.2. Ngăn ngừa sâu răng

Bạn nghĩ sao khi lượng thức ăn và mảng bám trên răng quá nhiều và tồn tại lâu? Chắc chắn chúng sẽ là môi trường thuận lợi của vi khuẩn phát triển. Sự tích tụ lâu ngày này khiến cho vi khuẩn tấn công sâu vào tủy răng. Rặng bạn sẽ bị sâu và hư hỏng trầm trọng. 

Thực tế việc đánh răng đều đặn vẫn không giúp các kẽ răng được làm sạch. Tuy nhiên với chỉ nha khoa lại có thể làm điều này đơn giản. Vì vậy, bạn không phải lo lắng về trình trạng sâu răng xảy ra.

3.3. Tránh tổn thương cho lợi

Nhiều người không tránh khỏi tình huống bị chảy máu chân răng khi dùng tăm xỉa. Từ đó, lợi bị tổn thương. Thậm chí chúng bị rách và chảy nhiều máu. Đây là yếu tố giúp cho vi khuẩn tấn công và phát triển. Từ đó, bạn dễ bị bệnh viêm lợi. Việc dùng chỉ tơ nha khoa giúp bạn hạn chế tối đa sự tổn thương về lợi.

3.4. Đẩy lùi bệnh nướu răng

Viêm nướu răng được coi là tiền đề của bệnh nha chu. Lý do dẫn đến viêm nướu lại xuất phát từ chính các mảng bám thức ăn thừa trên răng. Việc dùng chỉ tơ nha khoa giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các mảng bám dai dẳng trong kẽ răng. Từ đó, bạn hạn chế tối đa bệnh nướu răng có thể xảy ra.

3.5. Giảm việc hình thành cao răng

Khi dùng chỉ tơ nha khoa thì mảng bám và thức ăn thừa trên răng được loại bỏ hoàn toàn. Do đó, tình trạng hình thành cao răng sẽ được giảm triệt để. Bên cạnh việc dùng chỉ tơ nha khoa, bạn kết hợp đánh răng. Từ đó, bạn không phải lo lắng về sự tích tụ cao răng. Hàm răng của bạn sẽ luôn mạnh khỏe, trắng. Bạn có thể tự tin với nụ cười tỏa nắng.

4. Cách sử dụng chỉ nha khoa đúng và đạt tiêu chuẩn

Chỉ tơ nha khoa tuy đã tồn tại lâu nhưng lượng người sử dụng còn quá ít. Trong khi đó, số người biết cách dùng chỉ khoa học và đúng kỹ thuật lại khá hạn chế. Vậy cách dùng chỉ tơ nha khoa đúng và đạt tiêu chuẩn ra sao?

4.1. Cách lấy chỉ tơ nha khoa ra khỏi hộp

Bạn nên kéo chỉ tơ nha khoa ra khỏi hộp tầm 40-50cm để dùng
Bạn nên kéo chỉ tơ nha khoa ra khỏi hộp tầm 40-50cm để dùng

Cách lấy chỉ ra khỏi hộp vô cùng đơn giản. Trên mỗi hộp chỉ đều có thiết kế nắp mở. Bạn chỉ cần tiến hành mở nắp này ra rồi kéo chỉ. Bạn chỉ nên kéo chỉ dài khoảng 40-50 cm là đủ để sử dụng.

Trong quá trình lấy chỉ ra khỏi hộp bạn nên kết hợp linh hoạt 2 ngón trỏ hia bàn tay. Bạn sẽ luồn chỉ vào 2 ngón trỏ này với độ quấn vừa phải. Như vậy tay bạn sẽ không bị chỉ siết quá chặt làm đau.

4.2. Cách sử dụng đúng kỹ thuật

Cách dùng chỉ tơ đúng kỹ thuật vô cùng quan trọng. Bởi nếu bạn dùng sai cách có thể gây lên nhiều hệ lụy. Để đảm bảo quá trình dùng chỉ tơ không xảy ra sai sót, bạn cần thực hiện các bước dưới đây:

  • Bạn sẽ lôi chỉ ra khỏi hộp một đoạn tầm 40-50 cm. Sau đó, bạn cuốn chỉ vào hai ngón tay trỏ. Bạn chỉ nên cuốn ở mức độ vừa phải, không quá chật. 
  • Bạn sẽ đưa chỉ luồn vào từng kẽ răng. Bạn chà nhẹ nhàng lần lượt với mỗi khe nướu. Bạn nên lưu ý không để sợi chỉ đè mạnh lên lợi. Bởi chúng có thể khiến nướu bị rách hoặc bầm tím.
  • Sau khi loại bỏ mảng bám ở các kẽ răng, bạn sẽ nhẹ nhàng lấy chỉ ra. Bạn sẽ di chuyển sợi chỉ lên xuống rồi nâng sợi lên. Tiếp đến bạn đưa chỉ ra khỏi kẽ răng một cách từ từ.

Tất cả các bước trên được thực thi trong vòng 1 phút. Các thao tác nhẹ nhàng và uyển chuyển. Quá trình dùng chỉ không được nóng vội hoặc quá mạnh tay. 

4.3. Thời điểm dùng chỉ nha khoa

Bạn nên dùng chỉ tơ ngay sau khi ăn và đánh răng xong
Bạn nên dùng chỉ tơ ngay sau khi ăn và đánh răng xong

Chỉ tơ nha khoa phát huy công năng và hiệu quả khi được dùng đúng thời điểm. Dưới đây là các thời điểm lý tưởng mà bạn nên tận dụng chỉ tơ một cách hiệu quả.

Dùng sau khi ăn

Sau khi ăn là lúc mà lượng thức ăn thừa bám lại trên răng rất nhiều. Bạn nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ chúng ngay lập tức. Bởi nếu để lâu vi khuẩn sẽ xâm nhập gây tổn thương răng. Hơn nữa hơi thở của bạn còn có mùi khó chịu. 

Dùng sau khi đánh răng

Nhiều người nghĩ răng đánh răng sẽ giúp răng sạch hoàn toàn. Thực tế, bàn chải đánh răng không thể len lỏi vào kẽ răng. Nhất là răng khít thì bàn chải khó lòng lấy được mảng bám. Bởi vậy thời điểm bạn nên dùng chỉ tơ chính là lúc vừa đánh răng xong. Như vậy răng được làm sạch hoàn toàn.

Biện pháp hoàn hảo để bạn giữ gìn hàm răng chắc khỏe là:

  • Đánh răng
  • Tiếp đến dùng chỉ tơ lấy các mảng bám còn sót
  • Cuối cùng súc miệng lại bằng nước súc miệng 

4.4 Dùng trước khi sử dụng nước súc miệng

Để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và các mảng bám trên răng, bạn sẽ dùng chỉ tơ. Tiếp đến, bạn sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Hoặc bạn cũng có thể súc miệng lại bằng nước muối sinh lý. Như vậy bạn sẽ có hơi thở thơm mát cả ngày.

5. Những sai lầm khi vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa

Việc dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tổn thương đến răng
Việc dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tổn thương đến răng

Như các bạn biết, việc dùng chỉ tơ không hoàn toàn là dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn. Điều quan trọng là bạn biết cách dùng chỉ đúng kỹ thuật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách. Phần lớn mọi người mắc phải những sai lầm cơ bản dẫn đến các hệ lụy. 

5.1. Các hệ lụy khi sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách

  • Răng miệng bị tổn thương
  • Ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ của răng
  • Gây ảnh hưởng mô nha chu.

Phần lớn mọi người thường lóng ngóng trong việc sử dụng chỉ tơ. Hơn nữa, bạn phải tốn khá nhiều thời gian để vệ sinh răng miệng bằng chỉ. Nhiều lúc, bạn sơ suất khiến cho lợi bị tổn thương. Đây là lý do dẫn đến bệnh nướu xảy ra. Bạn có nguy cơ bị:

  • Xuất hiện lỗ thủng trên răng
  • Bị tụt nướu
  • Răng bị hở chân
  • Răng bị hỏng…

Khi bạn kéo chỉ quá mạnh tay, quá đà sẽ khiến chỉ cắt vào nướu. Từ đó bạn bị viêm nướu và nhiễm trùng. Đây là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, bạn không còn sở hữu hơi thở thơm tho như mong đợi nữa. Đây là tất cả những hệ lụy mà bạn có thể bị nếu dùng chỉ tơ không đúng cách.

5.2. Các sai lầm cơ bản khi sử dụng chỉ nha khoa

Có khá nhiều người mắc những sai lầm cơ bản khi dùng chỉ tơ. Các sai lầm này chủ yếu đến từ tâm lý nóng vội. Bạn không thể vệ sinh răng một cách chớp nhoáng bằng chỉ tơ giống như tăm vậy. Dưới đây là một số sai lầm cơ bản mà hầu hết mọi người đều mắc phải:

Quá mạnh tay

Thực tế có quá nhiều người khi dùng chỉ đều kéo mạnh tay. Bởi theo họ nghĩ việc kéo mạnh tay giúp loại bỏ mảng bám ở kẽ răng được nhanh hơn. Tuy nhiên, việc làm này lại gây tổn thương nướu, lợi, khiến bạn bị chảy máu chân răng…

Quá tiết kiệm

Tâm lý của người Việt khi dùng sản phẩm đều muốn tiết kiệm tối đa. Bởi vậy họ chỉ kéo một đoạn chỉ rất ngắn để dùng. Một số người thì lại sử dụng duy nhất một đoạn chỉ cho tất cả các kẽ răng. Đây là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn xâm nhập tới toàn bộ các kẽ răng còn lại. Từ đó, bạn bị hôi miệng. Do đó, bạn nên dùng đoạn chỉ từ 40-50 cm là hợp lý nhất.

Dùng loại chỉ to và xơ cứng

Có nhiều người thích dùng sợi chỉ to và cứng vậy khác gì như tăm xỉa truyền thống. Nếu dùng lâu ngày chúng sẽ gây tổn thương răng, nướu và lợi. Hơn nữa, răng của bạn sẽ bị thưa hơn rất nhiều theo thời gian. Do đó, bạn chỉ nên dùng sợi chỉ mềm, nhỏ.

6. Lưu ý khi sử dụng chỉ nha khoa

Dùng chỉ tơ nha khoa nhẹ nhàng và từ từ để tránh tổn thương lợi
Dùng chỉ tơ nha khoa nhẹ nhàng và từ từ để tránh tổn thương lợi

Từ những sai lầm cơ bản như trên, chắc hẳn bạn đã rút ra được nhiều lưu ý trong quá trình dùng chỉ tơ. Dưới đây là các lưu ý bạn nên dung nạp ngay từ bây giờ.

6.1. Nên làm từ từ và nhẹ nhàng

Khi dùng chỉ tơ, bạn nên thực hiện thao tác từ từ và hết sức nhẹ nhàng. Có lẽ quá trình sử dụng chỉ tơ sẽ giúp bạn rèn luyện được tính kiên trì và cẩn thận. Ngoài ra, bạn không nên dùng quá sức và tỳ mạnh vào nướu. Như vậy tránh được tổn thương nướu và gây chảy máu. 

6.2. Chỉ nha khoa được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Với trẻ từ 5-6 tuổi trở lên là có thể sử dụng chỉ tơ. Bởi vậy ngay từ giai đoạn này bạn hãy tạo thói quen cho bé dùng chỉ để vệ sinh răng miệng. Trẻ khi lớn sẽ sở hữu hàm răng đều không bị thưa. Hơn nữa, trẻ có thể loại bỏ tình trạng bị hôi miệng, sâu răng tối đa.

6.3. Chọn chỉ nha khoa mềm, mịn để bảo vệ răng miệng

Chỉ tơ được bày bán ở nhiều địa chỉ trên cả nước. Trên thị trường cung cấp cả chỉ cứng và chỉ mềm. Bạn chỉ nên lựa chọn chỉ mềm và mịn để vệ sinh răng miệng. Như vậy răng và nướu sẽ hạn chế bị tổn thương.

7. Một số câu hỏi thường gặp về chỉ nha khoa

Để giúp các bạn giải tỏa nhiều khúc mắc, chúng tôi có tập hợp một số câu hỏi thường gặp. Đây cũng chính là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người về chỉ tơ nha khoa.

7.1. Vì sao nên dùng chỉ nha khoa?

Từ trước đến nay người Việt đã quen với việc dùng tăm xỉa răng. Có nhiều người sẽ nghĩ rằng, thói quen này có từ thời xưa vậy tại sao phải bỏ để thích ứng với một cái mới. Thực tế, việc dùng tăm gây ra rất nhiều tổn hại đến sức khỏe về răng. Cụ thể như:

  • Việc dùng tăm trong khoảng thời gian quá dài và liên tục sẽ khiến vị trí các răng liền kề bị giãn rộng. như vậy răng của bạn sẽ bị thưa. Đây là cơ hội để cho thức ăn dễ dàng bị bám vào răng hơn. Từ đó vi khuẩn thuận lợi tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.
  • Sử dụng tăm thường gây lên tổn thương về lợi. Hầu hết những ai dùng tăm quá nhiều đều bị tụt lợi hoặc viêm chân răng,…

Trong khi đó, chỉ tơ nha khoa có thể hạn chế tối đa được những tổn hại mà tăm gây ra. Chúng giúp răng được vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn. Ngoài ra, chỉ tơ còn ngăn ngừa và hạn chế các bệnh về răng. Đây chính là lý do mà các chuyên gia luôn khuyên chúng ta dùng chỉ tơ thay cho tăm xỉa.

7.2. Việc sử dụng chỉ tơ nha khoa có thật sự tốt không?

Tâm lý của mọi người thường ngại sự thay đổi. Quan trọng là họ chưa thật sự tin tưởng vào tác dụng của chỉ tơ nha khoa. Nếu có ai hỏi tôi rằng “chỉ tơ nha khoa có thật sự tốt không?” Chắc chắn câu trả lời của tôi là: CÓ.

Ngày nay, chỉ tơ được làm từ nhiều chất liệu thân thiện với môi trường. Chúng được thiết kế rất mềm, nhỏ mà mịn. Hơn nữa độ đàn hồi của chỉ cũng rất tốt. Chúng có thể cọ và kéo lượng mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng ra. Sợi chỉ được luồn vào kẽ răng nhẹ nhàng, không làm tổn thương đến lợi. 

Cách hiệu quả nhất là bạn dùng chỉ tơ sau khi bạn đánh răng và trước lúc súc miệng. Như vậy, hàm răng của bạn luôn được bảo vệ, đẹp và đều. Hơi thở luôn thơm tho giúp bạn tự tin tỏa sáng.

7.3. Dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng?

Việc dùng chỉ tơ nha khoa có làm răng bị thưa không?
Việc dùng chỉ tơ nha khoa có làm răng bị thưa không?

Chỉ tơ nha khoa được thiết kế nhỏ, mảnh, mềm, mịn. Chúng có thể luồn qua kẽ răng khít nhất. Các khoảng cách giữa các răng liền kề không hề bị ảnh hưởng. Do đó việc dùng chỉ tơ không làm cho răng của bạn bị thưa.

7.4. Làm sao để lựa chọn được chỉ tơ nha khoa phù hợp?

Trên thị trường có bán rất nhiều loại chỉ tơ. Bởi vậy nhiều bạn sẽ do dự không biết nên lựa chọn chỉ tơ nào phù hợp nhất.

  • Đối với trẻ nhỏ thì nên dùng chỉ xốp và mềm hoặc bằng nha khoa. 
  • Đối với bạn lần đầu dùng chỉ nên lựa chọn chỉ mềm, dòng chỉ có phủ sáp. 
  • Người răng thưa nên dùng băng chỉ nha khoa
  • Người niềng răng thì dùng chỉ xốp siêu mềm như Super Floss

7.5. Chỉ nha khoa loại nào sử dụng tốt?

Thực tế, việc đánh giá chỉ tơ nha khoa loại nào tốt còn phụ thuộc vào tiêu chí và nhu cầu của từng người. Điều quan trọng là bạn lựa chọn được chỉ tơ phù hợp với răng miệng của mình. Hơn nữa, chỉ tơ đó cần tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Dòng chỉ tơ đang được người tiêu dùng ưa chuộng đó là sợi PTFE. Bởi chúng được thiết kế đơn sợi có nhiều ưu điểm vượt trội. Sợi chỉ mềm, mảnh, mịn, dai. Chúng khó bị rách hay xơ trong quá trình sử dụng.

Sợi chỉ được đánh giá tốt đều đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Bởi vậy khi tìm mua chỉ tơ, bạn nên chọn các hãng như sau:

  • Hãng Oral-B
  • Glide
  • Fresh Up
  • Dental Floss,…

Các sản phẩm của hãng trên đều đạt tiêu chuẩn và vượt qua quá trình kiểm duyệt gắt gao. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng chỉ tơ của thương hiệu trên.

7.6. Chỉ nha khoa giá bao nhiêu?

Giá cả luôn là yếu tố hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm. Bởi vậy giá chỉ tơ nha khoa chính là tiêu chí để quyết định hành động mua của khách hàng. Trên thị trường có đa dạng các loại chỉ tơ. Bởi vậy, dòng sản phẩm này không có mức giá chung. Tùy vào thương hiệu, chất lượng của chỉ tơ mà chúng có giá tương đương.

Tuy nhiên, bạn có thể nắm mức giá của các loại chỉ như sau:

  • Chỉ sợi tơ hộp: Giá nằm trong khoảng 40-60 ngđ/hộp
  • Chỉ dạng tăm: Giá xoay quanh mốc 40 ngđ/hộp.

7.7. Khi niềng răng thì nên sử dụng chỉ nha khoa như thế nào?

Hầu hết những người niềng răng đều phải sử dụng chỉ tơ để vệ sinh răng miệng. Do đó, việc sử dụng chỉ tơ đúng cách là điều rất quan trọng với họ. Đặc biệt, quá trình dùng chỉ cần đảm bảo không làm cho mắc cài bị bung ra. Do đó, bạn nên dùng chỉ theo nguyên tắc sau:

  • Chỉ dùng chỉ tơ mềm, mịn, sợi nhỏ. 
  • Thao tác cần nhẹ nhàng, từ tốn, không quá mạnh tay. Bạn nên nhớ là mình đang đeo niềng nếu không muốn mắc cài bị bung ra.
  • Lực đưa chỉ vừa phải. Thao tác tiến hành theo chiều dọc, từ trên xuống dưới. Bạn tuyệt đối không được kéo chỉ theo chiều ngang.
  • Tuyệt đối không sử dụng chỉ tơ lại nhiều lần. Bạn chỉ nên dùng mỗi đoạn 1 lần duy nhất.

Hy vọng với những gì chia sẻ như trên, bạn đã hiểu hơn về chỉ nha khoa. Ngoài ra bạn còn biết cách sử dụng chỉ tơ đúng kỹ thuật để tránh hệ lụy tới răng lợi. Nhìn chung việc dùng chỉ tơ mỗi ngày thay cho tăm xỉa là điều rất cần thiết. Bởi chúng giúp bạn giữ gìn hàm răng khỏe mạnh, hơi thở thơm mát.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây