Viêm nha chu là gì? Cách đề phòng và chữa trị viêm nha chu

0
1060

Viêm nha chu là thuật ngữ dùng để chỉ loại bệnh mà ngày nay có khá nhiều người mắc phải.. Nha chu có thể diễn biến ở tình trạng nhẹ. Tuy nhiên chúng có thể phát triển thành bệnh nặng và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nha chu là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Có cách nào để đề phòng và chữa trị bệnh này hay không? 

1. Bệnh nha chu là gì? 

Trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem nha chu là gì. Định nghĩa về bệnh viêm chân răng (bệnh nha chu) được hiểu như thế nào?

Nha chu được hiểu là một tình trạng viêm nướu, nhiễm trùng nướu ở mức nghiêm trọng.
Nha chu được hiểu là một tình trạng viêm nướu, nhiễm trùng nướu ở mức nghiêm trọng.

Nha chu được hiểu là một tình trạng viêm nướu, nhiễm trùng nướu ở mức nghiêm trọng. Theo đó các mô mềm và men răng hầu như bị tổn thương và bị phá hủy. Tình trạng này có thể gây ra những hiện tượng: 

  • Lỏng chân răng khi tình trang viêm ở mức nhẹ, răng và men răng bị tổn thương dẫn đến sự lỏng lẻo trong kết cấu của bộ hàm.
  • Răng bị lung lay và hàm răng thứ, có nhiều kẽ rỗng giữa các răng gây mất thẩm mỹ. 
  • Thậm chí nếu nặng hơn, men răng không chỉ bị phá hủy mà đến cả răng cũng sẽ mất đi. 
  • Trong trường hợp tồi tệ nhất, bệnh nha chu hay viêm nha chu, viêm chân răng có thể gây ra hiện tượng đau tim, đột quỵ và các vấn đề nghiêm trọng khác với sức khỏe và hệ miễn dịch. 

2. Bệnh nha chu và tác động tiêu cực của nó 

Bệnh nha chu không chỉ đơn thuần là hiện tượng viêm nướu ở mức độ nghiêm trong. Mà bệnh này còn được chia ra làm nhiều loại khác nhau. 

2.1. Các loại viêm nha chu phổ biến

Hiện nay, theo ghi nhận, chúng ta có 3 loại bệnh nha chu phổ biến. Đó là nha chu mãn tính, nha chu tấn công và nha chu hoại tử. 

Nha chu mãn tính là loại phổ biến và hay gặp nhất. Nó thường xuất hiện ở những người lớn nhưng đôi lúc cũng xuất hiện ở cả những bệnh nhân nhỏ tuổi. Hiện tượng nha chu mãn tính gây ra là do các mảng bám tích tụ, nó có thể phát triển xấu đi và hủy hoại cả hàm răng nếu không điều trị kịp thời. 

Hiện nay, theo ghi nhận, chúng ta có 3 loại bệnh nha chu phổ biến. Đó là nha chu mãn tính, nha chu tấn công và nha chu hoại tử.
Hiện nay, theo ghi nhận, chúng ta có 3 loại bệnh nha chu phổ biến. Đó là nha chu mãn tính, nha chu tấn công và nha chu hoại tử.

Nha chu tấn công thường xuất hiện khi bệnh nhân còn nhỏ hoặc ở tuổi mới lớn. Và tính nguy hiểm của bệnh có thể phát triển rất nhanh chóng trong một thời gian ngắn. 

Nha chu hoại tử thường xuất hiện ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém. Nó cũng có thể xuất hiện ở những người đang điều trị bệnh nặng dẫn đến khả năng miễn dịch kém gây chết một số mô nướu. Máu lại không đủ cung cấp đến những khu vực này nên gây ra hiện tượng hoại tử và trở thành bệnh nha chu.

2.2. Những tác động tiêu cực của bệnh

Bất kỳ loại bệnh nào cũng gây ra những tác động tiêu cực về nhiều mặt. Và bệnh nha chu cũng không ngoại lệ. Loại bệnh này có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của con người. Như chúng ta vừa đề cập ở trên, bệnh này có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và các bệnh tim mạch. 

  • Nha chu gây lung lay răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhai thức ăn. 
  • Nha chu còn có thể làm mất răng khi chuyển biến bệnh năng khiến người bệnh mất luôn khả năng nhai thức ăn. 
  • Những vi khuẩn gây viêm nhiễm ở nướu có thể xâm nhập vào máu. Vì thế nó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn đến nhiều cơ quan như tim, phổi. Nặng hơn nữa nó có thể khiến người bệnh bị đột quỵ.

Tuy nhiên ngay khi chưa ở mức độ quá nặng, nha chu cũng có sự tác động tiêu cực rất lớn đến ngoại hình người bệnh. Nó sẽ khiến bệnh nhân mất đi sự tự tin khi nói chuyện hay cười. Đây quả thực là vấn đề đáng lo ngại. Nha chu gây cản trở giao tiếp và  nó cũng hoàn toàn cản trở đến công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Do đó, chúng ta cần phải sớm đề phòng bệnh này và ngăn ngừa khi nó mới xuất hiện. 

3. Các triệu chứng thường gặp khi bạn mắc phải bệnh nha chu

Mặc dù khá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh nha chu lại có sự phổ biến khá lớn. Có rất nhiều người mắc phải loại bệnh này ở cả cấp độ nhẹ và nặng. Nhưng khá may mắn là bệnh viêm chân răng (nha chu) có thể dễ dàng được ngăn chặn nếu phát hiện kịp thời những dấu hiệu ban đầu. Vậy bạn có biết đâu là những dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua thông tin dưới đây. 

3.1. Các triệu chứng liên quan đến nướu 

Bệnh nha chu hay còn được gọi là viêm nướu ở mức nghiêm trọng. Vậy nên những triệu chứng đầu tiên của bệnh sẽ bắt đầu từ nướu. Hãy quan tâm đến nướu răng của bạn khi nó gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây nhé. Vì rất có thể đây chính là hồi chuông báo hiệu bạn đang mắc viêm nha chu rồi đấy. 

Nướu bị đau khi chạm vào hoặc bị chảy máu trong và sau khi đánh răng là một trong những triệu chứng ở bệnh nhân mắc bệnh nha chu
Nướu bị đau khi chạm vào hoặc bị chảy máu trong và sau khi đánh răng là một trong những triệu chứng ở bệnh nhân mắc bệnh nha chu

Nướu bị sưng: hiện tượng sưng nướu chính là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bệnh nha chu. Vì nướu bị viêm nhiễm do đó việc sưng tấy là điều không thể tránh khỏi. 

Nướu có màu sắc khác lạ: bình thường thì răng miệng chúng ta khỏe mạnh, nướu răng (phần lợi, phần mô mềm bao phủ chân răng và tiếp xúc với răng) sẽ có màu hồng hào. Nhưng nếu bạn vô tình phát hiện phần lợi có màu tím nhạt hoặc chuyển màu đỏ thì hãy đi khám bác sĩ ngay nhé. 

Nướu bị đau khi chạm vào hoặc bị chảy máu trong và sau khi đánh răng: đây cũng là một trong những triệu chứng rất hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh nha chu. Khi nướu bị viêm, dẫn đến sự sưng tấy, chính vì thế cảm giác đau khi chạm vào nướu là không thể tránh khỏi. Sự sưng tấy và viêm nhiễm tạo ra sự nhạy cảm cao cho nướu. Do đó nó rất dễ bị tổn thương, đây cũng là lý do khiến nướu bị chảy máu khi đánh răng.  

3.2. Những triệu chứng khác 

Ngoài những dấu hiệu liên quan đến nướu, người bệnh nha chu có thể gặp phải những dấu hiệu dưới đây: 

Mủ xuất hiện ở vị trí tiếp xúc giữa răng và nướu. Sự viêm nhiễm của nướu chính là điều kiện tạo ra môi trường cho những vi khuẩn phát triển. Do đó mủ sẽ xuất hiện ở khoảng giữa răng và nướu. 

Răng dài hơn bình thường và lung lay, không chắc chắn: Hiện tượng này cũng là hồi chuông báo hiệu bệnh nha chu của bạn đang ở mức đáng báo động rồi đấy. Nướu lúc này bị viêm đến mức bị co lại, tụt lại. Do đó chân răng lộ ra làm răng dài hơn và không còn chắc chắn nữa. 

Hôi miệng: Hôi miệng cũng là triệu chứng dễ gặp ở bệnh nhân bị bệnh nha chu. Vì thế nếu tình trạng này kéo dài bạn hãy đi khám ngay để biết và chữa bệnh kịp thời nhé. 

4. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh nha chu 

Bên cạnh việc nắm rõ những dấu hiệu bệnh, chúng ta cần phải nắm rõ nguyên nhân bệnh. Có như vậy, ta mới phòng ngừa và phát hiện kịp thời hiện tượng nha chu. Những nguyên nhân gây ra bệnh sẽ được nêu ra dưới đây. 

4.1. Nguyên nhân đầu tiên là do hoạt động vệ sinh chưa tốt 

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho tình trạng nha chu xảy ra là do mọi người chưa vệ sinh tốt. Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các mảng bám trên răng sẽ xuất hiện. 

Những mảng bám càng ngày càng tích tụ lại dày hơn, theo thời gian chúng sẽ cứng lại ở phần giữa nướu và răng. Tình trạng này còn gọi là vôi hóa.  Thời gian viêm càng lâu thì tiến triển xấu sẽ càng nhanh và dẫn đến bệnh nha chu. 

Chính vì thế nếu bạn chưa làm tốt vệ sinh răng miệng thì hãy điều chỉnh ngay lại. Bởi đây có thể là lý do khiến cho bạn mắc phải bệnh nha chu và gây ra nhiều tổn hại cho sức khỏe. 

4.2. Nguyên nhân tiếp theo là do hiện tượng thay đổi nội tiết 

Ở phần trên đây, chúng ta đã nhắc tới việc bệnh nha chu có thể xảy ra ở tuổi mới trường thành (nha chu tấn công). Và điều dẫn đến việc này chính là do nội tiết tố của cơ thể thay đổi. Nội tiết tố thay đổi là một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều loại bệnh và trong đó có bệnh nha chu. 

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho tình trạng nha chu xảy ra là do mọi người chưa vệ sinh tốt.
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho tình trạng nha chu xảy ra là do mọi người chưa vệ sinh tốt.

Khi cơ thể phát triển, nhất là ở nữ giới, trong các giai đoạn mang thai, dậy thì, mãn kinh,… Lúc này cơ thể rất nhạy cảm với những tác động dù nhỏ nhất. Và có thể lúc này nướu răng cũng trở nên nhạy cảm hơn. Do đó khi có những sự xâm nhập xấu sẽ khiến tình trạng viêm nướu nghiêm trọng (nha chu) xảy ra. 

4.3. Nguyên nhân thứ ba là do việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh 

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây nha chu. Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân phụ chứ không phải nguyên nhân chính gây bệnh. 

Trong các loại thuốc kháng sinh, có những loại thuốc làm mất đi, làm giảm đi lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng. Mà nước bọt lại chính là yếu tố được sinh ra với vai trò bảo vệ cho răng lợi (nướu). 

Nước bọt ít đi đồng nghĩa lớp bảo vệ răng và nướu răng bị mỏng đi. Do đó những vi khuẩn hay mảng bám vốn có có thể tấn công và gây tổn thương men răng. Từ đo nướu bị tổn thương gây ra tình trang viêm và phát triển thành viêm nha chu. 

Một số loại thuốc gây nên tình trạng này có thể là: 

  • Dilantin (laoij thuốc kháng sinh có vai trò ngăn ngừa hiện tượng co giật) 
  • Adalat ( loại thuốc có công dụng ngăn ngừa hiện tượng đau thắt vùng ngực). 

Chính vì vậy bạn cần cẩn trọng khi sử dụng 2 loại thuốc này nhất là khi viieecj vệ sinh răng miệng chưa thực sự tốt. 

4.4. Một số nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân mà chúng ta vừa kể trên đây, bệnh nha chu có thể xảy ra bởi: 

  • Hoạt động hút thuốc lá. Việc sử dụng nhiều thuốc lá sẽ gây tổn thương nhất định cho mô nướu. Chưa kể những chất hóa học trong thuốc lá khiến hơi thở có mùi khó chịu. Vì thế đây cũng có thể coi là một trong những nguyên nhân khiến trình trạng nha chu xảy ra. 
  • Bệnh tật. Như phần trên chúng ta đề cập, nha chu hoại tử có thể xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém. Hệ miễn dịch kém thường là do nguyên nhân cơ thể mắc những bệnh nặng và đang phải tiếp nhận những trị liệu hóa học. Ví dụ như ung thư. 
  • Ngoài ra thói quen dùng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa cũng có thể là lý do gây ra loại bệnh này. 

5. Viêm nha chu có thể xuất hiện ở những đối tượng nào? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh? 

Bệnh nha chu sẽ không xuất hiện đối với những người có thói quen giữ gìn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Những đối tượng dễ mắc phải bệnh này gồm có: 

  • Người bị viêm nướu. Bạn biết đấy nha chu là hiện tượng xảy ra khi viêm nướu trở nên nghiêm trọng sau một thời gian dài. Vì thế những ai đang bị viêm nướu mức độ nhẹ hãy cẩn trọng vì bạn rất dễ mắc nha chu. 
  • Những người không có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng chất gây nghiện 
  • Việc thiếu hụt vitamin C và thiếu hụt dinh dưỡng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu 
  • Bệnh tiểu đường cùng một số bệnh khác (ung thư, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn,…) cũng là yếu tố khiến bạn dễ mắc viêm nha chu hơn. 

6. Các phương pháp điều trị bệnh nha chu 

Khi bị nha chu, người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh những tình trạng xấu nhất xảy ra. Vậy những phương pháp điều trị bệnh này là gì?  

Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh nha chu, chúng ta cần biết việc chẩn đoán bệnh diễn ra như thế nào. Vì có thể có người gặp rất nhiều triệu chứng giống bệnh nhưng chưa chắc đã bị mắc nha chu mà lại mắc bệnh khác. Vì thế khâu chẩn đoán trước khi điều trị là không thể không làm. 

6.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh nha chu 

Để chẩn đoán về bệnh. bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ làm chẩn đoán. Lúc này bác sĩ sẽ: 

  • Hỏi về các hiện tượng (triệu chứng) bạn gặp phải. Các triệu chứng này có thể là cảm giác đau, hiện tượng chảy máu khi chải răng hay có mủ ở giữa nướu và răng,… Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói về các thói quen hàng ngày (hút thuốc? Dùng thuốc kháng sinh gì? Vệ sinh răng miệng ra sao?) 
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra khoang miệng của bạn để xác định rõ vị trí của những mảng bám. Sau khi tìm được mảng bám, bác sĩ sẽ kiểm tra sự nhạy cảm của nó. Ví dụ như: cảm giác đau buốt gây ra hay hiện tượng chảy máu có sẽ xảy ra không. 
  • Nếu hiện tượng này có những dấu hiệu rõ ràng: mảng bám dày,  cứng, nhạy cảm cao (dễ chảy máu)? Thì lúc này bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh nha chu. Trong trường hợp chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp khác.

Trong trường hợp dấu hiệu mảng bám chưa thực sự rõ ràng, bác sĩ sẽ tiến hành đo độ sâu túi nha chu. Túi nha chu nằm ở vị trí giữa rãnh của nướu và răng. Nếu kết quả đo độ sâu từ 1 đến 3mm thì bạn không bị nha chu. Ngược lại nếu độ sâu lớn hơn 3mm thì bạn sẽ bị chẩn đoán mắc bệnh. 

Cuối cùng, nếu mắc bệnh bạn sẽ được chụp X-quang nha khoa để bác sĩ nắm rõ về tình trạng bệnh của bạn.

6.2. Các phương pháp điều trị bệnh 

Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán bệnh và các kiểm tra liên quan, nếu mắc bệnh bạn sẽ phải tiếp nhận điều trị. Việc điều trị nên diễn ra càng sớm càng tốt. Vì như thế bệnh sẽ được kiểm soát và trị khỏi nhanh hơn mà không gây tổn hại nhiều đến sức khỏe. 

Có 2 phương pháp điều trị viêm nha chu là phương pháp điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật
Có 2 phương pháp điều trị viêm nha chu là phương pháp điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật

Có 2 phương pháp điều trị viêm nha chu. Đó là: 

6.3. Điều trị bệnh nha chu không phẫu thuật 

Phương pháp điều trị không phẫu thuật là phương pháp áp dụng cho tình trạng bệnh nhẹ. Người bệnh lúc này mới bắt đầu bị nha chu, những tổn thương chưa nhiều và nha chu chưa tiến triển xấu. 

Phương pháp điều trị không phẫu thuật hay còn được biết là phương pháp điều trị bằng các thủ tục ít xâm lấn. Công tác điều trị sẽ bao gồm: 

Cao cao răng.

Cạo cao răng là phương pháp giúp loại bỏ lớp vôi hóa khi những mảng bám tích tụ lâu ngày và cứng lại. Khi cạo cao răng, những mẳng bám cùng vi khuẩn dưới bề mặt răng và nướu sẽ được loại bỏ. Như thế nguyên nhân khiến bệnh tiến triển đã bị tiêu diệt. 

Việc cạo cao răng có thể được tiến hành bằng các dụng cụ chuyên biệt, bằng thiết bị sóng siêu âm. Có những trường hợp sẽ được tiến hành thông qua tia laser. 

Bào chân răng

Phương pháp này còn được gọi là bào láng gốc răng hay chà chân răng. Phương pháp này được thực hiện với mục đích làm nhẵn bóng, làng và sạch chân răng, Theo đó những mảng bám bị tích tụ sẽ bị loại bỏ. Phần nướu răng do vậy sẽ tránh khỏi những tác động tiêu cực, tình trạng viêm nha chu sẽ được chấm dứt. 

Sử dụng kháng sinh. 

Trong những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho bạn dùng kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây nha chu. Có 2 dạng kháng sinh là: kháng sinh tại chỗ và kháng sinh uống. Chúng đều có khả năng kiểm soát và tiêu diệt hết những vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu.

6.4. Điều trị nha chu bằng phương pháp phẫu thuật 

Trong trường hợp bệnh nha chu tiến triển nặng lên, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị bằng phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: 

Phẫu thuật Flap Surgery 

Phương pháp phẫu thuật Flap Surgery hay còn được gọi là phẫu thuật giảm túi. Mục đích của phương pháp này là làm giảm đi chiều sâu của túi nha chu. Chiều sâu sẽ được làm giảm đi thông qua các vết rạch nhỏ ở nướu. Nhờ vậy phần chân răng lộ ra sẽ dài hơn một chút. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành cạo bỏ lớp vôi mảng bám và làm láng chân răng để loại bỏ hiện tượng viêm nha chu. 

Ghép mô mềm 

Khi bạn bị nha chu tức là phần mô mềm (nướu, lợi) bụt tụt. Vì thế mà chân răng không chắc chắn. Vì thế bác sĩ sẽ tiến hành ghép mô mềm cho bnaj để bù đắp lại những khoảng trống bị tổn thương. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp cho chân răng chắc chắn hơn. Phần mô mềm được cấy ghép có thể được lấy từ một lượng nhỏ của vòm miệng. 

Cây ghép men răng 

Việc bị nha chu cũng đồng nghĩa với việc men răng bị phá hủy. Do đó bạn sẽ cần được ghép lại men răng để tại tạo khung xương men răng. Từ đó răng có thể cố định, chắc chắn hơn. Các mảnh ghép có thể được lấy từ chính bạn (một phần nhỏ ở những phần răng khỏe mạnh) hoặc được lấy từ phần được hiến tặng. 

Kích thích tái tạo mô 

Các mô sẽ bị phá hủy bởi nha chu. Vì thế bạn cần tái tạo lại mô răng để điều trị bệnh. Phần tái tạo này sẽ nhờ đến tác dụng của protein. Theo đó, các bác sĩ sẽ đưa một loại gel có chứa protein có cấu trúc giống protein trong men răng vào phần mô bị phá hủy. Sau đó những mô mới sẽ dẫn được hình thành trở lại. 

Các mô sẽ bị phá hủy bởi nha chu. Vì thế bạn cần tái tạo lại mô răng để điều trị bệnh
Các mô sẽ bị phá hủy bởi nha chu. Vì thế bạn cần tái tạo lại mô răng để điều trị bệnh

Những phương pháp điều trị trên sẽ giúp bệnh tình của bạn được tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên song hành cùng việc điều trị, bệnh nhân còn phải chăm sóc răng miệng thật kỹ. Bạn cũng cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để viêm nha chu có thể  được loại bỏ hoàn toàn. 

7. Các cách đề phòng bệnh nha chu 

Bệnh nha chu chủ yếu chỉ xuất hiện ở những người có thói quen sinh hoạt chưa tốt. Chính vì thế, để tránh mắc bệnh gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và dung mạo, bạn cần phòng bệnh thật tốt. Vậy bạn có thể phòng bệnh như thế nào? 

7.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt chưa tốt thành những thói quen lành mạnh 

Những thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn có  một cơ thể khỏe mạnh và vòm miệng khỏe mạnh. Để phòng tránh bệnh nha chu bạn cần làm những điều dưới đây. 

Thứ nhất, hãy tập vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và hạn chế dùng tăm. Chỉ nha khoa chính là dụng cụ chuyên biệt giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả mà không gây tổn thương cho các mô mềm. Vì thế khi dùng chỉ nha khoa, chắc chắn các mảng bám sẽ không có cơ hội tấn công nướu của bạn. 

Sử dụng bàn chải mềm để chải răng thay vì bàn chải cứng và sợi bàn chải to. Như thế nướu dễ bị chảy máu và vi khuẩn dễ tấn công răng của bạn. Và bạn hãy nhớ là thay bàn chải 3 tháng một lần nhé. 

Tập thói quen sử dụng nước súc miệng cũng là cách để phòng viêm nha chu. Nước súc miệng giúp bạn loại bỏ triệu để những vi khuẩn. Nó tạo ra môi trường sạch sẽ cho khoang miệng, ngăn chặn sự tích tụ của những mảng bám. Hơn nữa, việc sử dụng nước súc miệng còn giúp bạn có hơi thở thơm mát và tự tin hơn khi giao tiếp.

7.2. Hãy kiểm tra nha khoa thường xuyên 

Việc kiểm tra nha khoa thường xuyên cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng bệnh nha chu phát triển. 

Khi đi khám nha khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra khoang miệng toàn diện. Trong trường hợp khi răng hoặc nướu có vấn đề bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời. 

Ngoài kiểm tra khoang miệng, khi đi chăm sóc nha khoa, nha sĩ còn giúp bnaj làm sạch răng một cách an toàn nhất. Việc này sẽ giúp triệt tiêu toàn bộ những mảng bám dù là nhỏ nhất trong khoang miệng. Theo đó, mầm bệnh sẽ không thể sinh sôi và làm tổn thương đến nướu của bạn. 

7.3. Những lưu ý khác giúp bạn phòng bệnh 

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt và kiểm tra nha khoa định kỳ, để phòng viêm nha chu, bạn nên: 

  • Hạn chế việc hút thuốc lá. Như chúng ta đã nói hút thuốc lá được xem là một trong những nguyên nhân gây tổn thương nướu. Vì thế để phòng bệnh bạn hãy hạn chế sử dụng thuốc lá hoặc tốt hơn là bỏ thuốc. Việc này còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe của phổi và sống mạnh khỏe hơn. 
  • Chú ý hạn chế sử dụng những loại thuốc gây khô miệng. Dilantin, Adalat hay Procardia là những loại thuốc gây khô miệng, làm giảm lượng nước bót bảo vệ răng và nướu. Vì thế bạn cần lưu tâm hạn chế dùng các loại thuốc này. 
Việc kiểm tra nha khoa thường xuyên cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng bệnh nha chu phát triển.
Việc kiểm tra nha khoa thường xuyên cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng bệnh nha chu phát triển.

Viêm nha chu tưởng chừng không nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra nhiều tác động vô cùng khôn lường đến sức khỏe. Hãy biết cách bảo vệ sức khỏe và nụ cười của bạn bằng cách bảo vệ mình khỏi bệnh nha chu nhé. Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình bị nha chu? Vậy thì hãy nhanh truy cập website Nucuoi.vn để được bổ trợ nhiều kiến thức nha khoa hữu ích nhé. Ngoài ra bạn cũng sẽ được tư vấn các phương pháp và lộ trình điều trị bệnh rất hiệu quả đấy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây